Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

CẦN BIẾT KÍNH SỢ NHỮNG GIÁ TRỊ PHỔ QUÁT


Dương Quốc Việt

Đã đăng trên VHNA: Cần biết kính sợ những giá trị phổ quát

Có thể nói toàn bộ lịch sử tiến hóa của nhân loại, suy đến cùng, dường như đó là những cuộc chiến, giữa những người bảo vệ những giá trị phổ quát của nhân loại, với những thế lực chống lại những giá trị cốt lõi đó. Những giá trị phổ quát của con người, không có gì khác, đó chính là một hệ giá trị tồn tại độc lập-khách quan, mà tạo hóa ban tặng cho mỗi con người. Vì vậy nó chẳng những xứng đáng được bảo vệ, như một lẽ sống còn, mà còn phải được tôn kính, thậm chí còn cần phải biết KÍNH SỢ.
Biết bao lời răn dạy, để lại dưới mọi hình thức, từ ca dao-tục ngữ, đến những cuốn thánh kinh, thì một trong muôn vàn cái điều biết kính sợ, phải chăng biết kính sợ trước những giá trị phổ quát của con người, là điều được nhắc nhở nhiều nhất? Bởi chỉ khi biết kính sợ điều này, mà kẻ mạnh không dám bắt nạt kẻ yếu, cha không dám hành hạ con, thầy không dám thóa mạ trò, vua không dám hành xử tùy tiện với bề tôi…
Trong mọi nền văn hóa, cái tâm kính sợ những giá trị phổ quát, là một mỹ đức căn bản. Đặc biệt đối với quốc gia-dân tộc, nhờ cái tâm kính sợ này, mà kẻ cầm quyền tránh được cái họa độc tài, nhà nước không xa dân, biết kiến tạo những đường lối phát triển, hợp với quy luật của tạo hóa, hợp với lòng người, làm cho quốc thái dân an. Ngược lại, sẽ là những thể chế độc tài, tước đi những quyền căn bản của con người, lòng dân không yên, quốc gia rối loạn, băng đảng cát cứ, như đã thấy trong lịch sử.
Bàn về hệ những giá trị phổ quát của con người, là một vấn đề không đơn giản, nhưng rõ ràng nếu biết nhìn nhận từ lịch sử hưng-vong của những triều đại, những thể chế, sẽ giúp người ta nhận ra, và làm giàu thêm cho hệ giá trị này. Chẳng hạn chúng ta biết rằng, mặc dù ở Việt Nam-thời điểm trước khi ra đời Bản tuyên ngôn độc lập, thì ý niệm về “bình đẳng và dân chủ” còn hết sức xa vời, nếu không muốn nói là xa lạ với hầu hết người Việt, nhưng đó lại là một trong những giá trị phổ quát mà mọi quốc gia tiến bộ đều hướng tới, bởi vậy câu mở đầu trong bản tuyên ngôn này: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”-đã được trích từ Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ-ngày 4 tháng 7 năm 1776.

Từ lịch sử nhân loại cho thấy, có không ít những nhà nước đưa ra những đạo luật hay mệnh lệnh đi ngược lại với những giá trị phổ quát của con người. Rằng điều đó thường thấy rõ ở những nền độc tài chính hiệu, nhưng ngược lại cũng có không ít những nền dân chủ “giả hiệu”-hiến pháp của họ, mặc dù có thừa nhận những giá trị phổ quát nào đó, nhưng người ta không thực thi pháp luật, hoặc không bình đẳng trước pháp luật, để đảm bảo những quyền lợi cho công dân của họ.

Như vậy, những giá trị phổ quát của con người, một mặt cần phải được thừa nhận, bảo vệ, không chỉ được thể hiện trong hiến pháp và pháp luật, mà nó cần phải được thực thi một cách nghiêm ngặt. Tất nhiên việc thừa nhận hệ những giá trị phổ quát, cũng như thực thi nó đến đâu, còn phụ thuộc vào văn hóa, giáo dục, vào dân trí, nhưng trước hết là phụ thuộc vào thể chế. Và trên tất cả là cái tâm biết kính sợ của con người trước những giá trị này.

Biết bao bài học, cho những kẻ dám tước đi những quyền lợi tối thiểu của con người, nhưng tiếc thay, vì tham vọng bất kham, hay ươn hèn, ấu trĩ-ngộ nhận, mà nó vẫn cứ luôn lặp lại,  để rồi những lời sám hối muộn mằn vẫn cứ diễn ra. Bởi phải chăng như Adolf Hitler (1889-1945)-kẻ mang trọng tội chống nhân loại, đã thú nhận trong bản di chúc và tuyên cáo chính trị-1945, rằng: “Con người của nhân dân”, đã không rút ra được bài học nào từ kinh nghiệm của những người đi trước!? Vì vậy, phải chăng câu chuyện liên quan đến những quyền căn bản của con người, sẽ mãi mãi đi cùng lịch sử!?

Mặc dù con người luôn bị dẫn dắt và xui khiến bởi những dục vọng, đặc biệt là những tham vọng quyền lực, nhưng dân gian có câu “Con giun xéo mãi cũng quằn“,  luôn là lời cảnh báo cho những kẻ bạo ngược, dám chà đạp lên những quyền căn bản của người khác. Vì thế mà những thể chế độc tài, những kẻ tàn ác, dẫu có sức mạnh và gian giảo đến đâu, thì sớm muộn cũng bị phơi bầy và bị tiêu diệt!

Bởi vậy, để cùng chung sống và tồn tại trong xã hội của mình, mà mỗi con người, mỗi thực thể xã hội, còn cần phải biết thỏa hiệp, biết kính sợ mà khống chế dục vọng của mình. Một mặt cái tâm biết kính sợ, và trước hết là biết kính sợ những quyền căn bản của con người, phải luôn được nhắc nhở, giáo dục, để thấm vào máu của mỗi con người, mặt khác con người còn luôn phải biết cảnh giác và khống chế-kiểm soát quyền lực.

 Cần biết nhìn nhận lại truyền thống – Bài viết Dương Quốc Việt (.com)     
 Cần biết nhìn nhận lại truyền thống – Bài viết Dương Quốc Việt (bl.com)

HÃY VÌ MỘT NỀN GIÁO DỤC CÓ ĐẠO ĐỨC

Dương Quốc Việt

Đã đăng trong Tạp chí Văn hoá Nghệ An - Số 392 - 10/07/2019

Đăng trên VHNA: Hãy vì một nền giáo dục có đạo đức

Thực trạng giáo dục nước nhà, chỉ trừ những kẻ vô cảm nhất, hay những kẻ đang trục lợi từ sự yếu kém của nó, mới không thấu. Người ta đặt cho giáo dục rất nhiều mục tiêu cao cả, không sai! Nhưng thật khó hiểu, thật khôi hài, là ở chỗ, những phẩm chất tối thiểu-căn cốt nhất, mà bất cứ một nn giáo dục bình thường nào cũng cần phải , thì nền giáo dục của ta dường như vẫn chưa đạt được, và ít thấy chuyển biến. Liệu có phải chăng mọi thứ sẽ đồng thời-cùngđược thay đổi trong công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo”?  

Án Anh (578-501 TCN)-một nhân vật lịch sử làm quan dưới hai triều vua: Tề Trang công (553-548 TCN) và Tề Cảnh công (547-490 TCN) thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, một lần đi sứ nước Sở, Sở vương muốn làm bẽ mặt nước Tề, nên trong lúc đang tiếp ông, đã ngầm sai mấy người lính dắt một tù nhân đingang qua. Khi đó Sở vương liền gọi hỏi-tên kia là người nước nào, bị tội gì, thì một người lính cho biết- tội phạm chính là người nước Tề, bị bắt vì tội trộm ngựa. Sở vương cho họ lui rồi quay sang hỏi Án Anh-người nước Tề hay trộm cắp vậy sao? Án Anh đáp: "Cây quýt trồng ở phương Bắc vốn cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả lại thành chua, đã thế lại còn ít quả nữa. Tại sao thế? Đó là do phong thổ vậy. Người nước Tề giữ đạo luân thường, xưa nay vốn không trộm cắp, nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sinh tật xấu. Tại sao thế? Âu cũng là do phong thổ vậy". Sở vương nghe mà đành phải chịu phục. 

Câu chuyện nổi tiếng trên, được viết ra nhằm nói về cái tài xử thế và ngoại giao của một vị quan nước Tề, dẫu vậy nó đã để lại một thông điệp lớn rằng-môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính con người sống ở đó. Vậy người ta cần phải làm những gì, để kiến tạo ra môi trường, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, trước hết được phát triển lành mạnh, và tiếp đó là có được những phẩm chất cao quýkhác?

Hơn thế nữa,trong thời đại ngày nay, đứng trước sự phát triển mnh mẽ của thế giới, cạnh tranh ảnh hưởng,là điều sống còn, mặt khác tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, chưa kể còn bị lấn chiếm, chèn ép bởi ngoại bang, thì rõ ràng chúng ta chỉ còn có thể trông cậy vào “tài nguyên con người”. Vì thế cần phải biếtxây dựng và “tái tạo” không ngừng nghcho nguồn tài nguyên này, phát triển theo kịp văn minh của thời đại. 

Thử hỏi một xã hội mà căn bệnh giả dối kéo dài, diễn ra trong mọi ngóc ngách của đời sống, thì những cá nhân sống trong đó sẽ ra sao? Khoa học hiện đại đã chứng minh, và lịch sử nhân loại đã xác nhận rằng, một trong những tác hại rất lớn của môi trường xã hội giả dối, là hủy diệt khả năng sáng tạo, cũng như hủy diệt nhân tài. Ở những thời đại như vậy, dường như nhân tài không xuất hiện, nguyên khí bị tổn thất nặng nề, hiện trạng suy thoái xã hội vì thế mà kéo dài, thậm chí nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

Và một việc làm thường thấy, để một xã hội thoát khỏi tình trạng suy thoái, người ta đầu tư vào giáo dục. Khỏi phải nhắc lại những lợi ích căn bản mà một nền giáo dục tốt mang lại. Cũng như chưa cần bàn đến những mục tiêu lớn lao khác, mà mọi quốc gia tiên tiến đòi hỏi ở nền giáo dục của họ.Điều cấp bách-chúng ta cần phải làm ngay, đó là xây dựng một nền giáo dục có đạo đức, đào tạo ra những con người có đạo đức. Hãy cần bắt đầu như thế! Và rõ ràng rằng, mục tiêu cốt lõi này, nếu chưa làm được, thì mọi mục tiêu khác, sẽ chỉ là hoang tưởng. 

Bởi theo ý niệm truyền thống thì “đạo” bao hàm “thiên đạo”-đạo trời, còn “đức” là chỉ việc con người thuận theo “đạo”. Như vậy "vô đạo đức", cũng có nghĩa là "chống trời"-bạo nghịch-bất chấp quy luật của tạo hóa. Vì thế đạo đức là nền tảng của mọi thứ, khi đạo đức vẫn còn bất ổn, thì đừng bao giờ nghĩ đến việc có nền khoa học, nền văn học, nền kinh tế, nền giáo dục... phát triển. Rằng đây cũng là một định luật, mà những thực thể muốn tồn tại và phát triển trong thế giới này, cần phải sớm nhận ra. 

Cuối cùng người viết cho rằng, sự xuống cấp về đạo đức và văn hóa trong xã hội hôm nay, là một hiểm họa to lớn đối với dân tộc. Để cứu vãn tình trạng này, trước hết đòi hỏi những người lãnh đạo đất nước phải thấu hiểu, phải đặt quốc gia-dân tộc lên trên tất cả, để tìm cách tháo gỡ. Đặc biệt cần phải thức tỉnh cộng đồng nhận thức rõ, nguy cơ này, là một nguy cơ khủng khiếp nhất, có ảnh hưởng sống còn đến giống nòi, đến sự tồn vong của dân tộc. Và ngoài việc quyết liệt giải quyết những vấn đề cấp bách của thể chế, thì cần làm cho được-để có một nền giáo dục lành mạnh, một nền giáo dục có đạo đức.